Tâm nhà có vai trò rất quan trọng về phong thủy. Để làm phong thủy được hiệu quả, cần xác định chuẩn xác vị trí của tâm nhà. Nếu định vị sai tâm nhà, dù chỉ một gang tay, cũng có thể dẫn đến bố trí sai về phong thủy.

Tìm tâm nhà theo cách truyền thống có nhiều sai lệch, cùng phân tích những trường hợp cụ thể dưới đây:

Nhà hình vuông, hoặc hình chữ nhật, tâm nhà là giao điểm hai đường chéo. Tuy nhiên khi nhà chỉ cần xéo ít, ta vẫn theo thói quen nối giao điểm 2 đường chéo thì không còn đúng nữa.

Nhà khuyết ít, ta bù thêm phần diện tích thiếu để nhà vuông vức, sau đó lấy tâm như thông thường. Ngược lại, với nhà thừa một phần nhỏ diện tích, thì bỏ phần thừa đó đi, để chỉ lấy phần diện tích chính mà xác định tâm. Đây đều là hai cách làm theo kiểu truyền thống, tuy nhiên như hình minh họa, cả 2 cách này đều xác định tâm có khoảng lệch nhất định so với tâm nhà chuẩn.

Tương tự trường hợp trên, nhưng phần khuyết và phần dư ra tương đương nhau. Ngoài cách làm bù phần khuyết, bỏ phần thừa, thì còn cách làm hợp lí hơn, đó là cân đối kích thước giữa phần thiếu và phần thừa sao cho phù hợp.

Tuy nhiên, kết quả hiển thị của các cách làm trên đều chưa chuẩn. Cùng một hình dáng, kích thước, vậy mà ba cách xác định tâm đưa ra ba kết quả khác nhau và tất cả đều sai so với tâm nhà chuẩn.

Đối với nhà dạng chữ L, có hai phần diện tích tương đương nhau, ta thường có thói quen tách riêng từng khối, lấy tâm từng khối, sau đó kẻ đường thẳng nối hai tâm đó lại, tâm của ngôi nhà sẽ là trung điểm của đường thẳng đó. Nhưng theo hình minh họa ở trên, cách làm này là chưa đúng. Đối với hình 1 và 2, cùng một kích thước nhưng khi ta tách khối khác nhau, thì sẽ có kết quả khác nhau. Riêng hình 3, tâm nhà lại nằm ngoài ngôi nhà, rất vô lí.

Thật ra, cách làm này chỉ cần sửa lại ở bước, tìm vị trí tâm nhà trên đường thẳng nối tâm của hai khối. Vị trí đó không phải là trung điểm của đường thẳng, mà phải dựa vào tỉ lệ diện tích của hai khối, mà phân chia tỉ lệ trên đường thẳng đó sao cho cân đối. Cách làm này đúng nhưng chưa nhanh.

– Đối với nhà có hình thù đặc biệt, theo cách làm truyền thống, sẽ vẽ hình vuông (hoặc chữ nhật), ước chừng diện tích sao cho cân đối với hình dáng của ngôi nhà. Tuy nhiên, như hình minh họa ở trên, cách làm này cũng sai.

Hoặc đối với những kiểu nhà này, người ta thường vẽ ngôi nhà đúng kích thước trên tờ giấy, sau đó cắt dán vào tấm bìa cứng và lấy 1 vật nhọn, đặt tấm bìa lên trên để vật nhọn giữ thăng bằng. Sau khi tìm được điểm cân bằng, thì đánh dấu lại để đo vị trí tâm đó tương ứng với các cạnh của tấm bìa như thế nào, để suy ra vị trí tâm của căn nhà. Cách làm này rất tốn công, nên chưa thể tối ưu được.

Cách xác định tâm nhà chính xác và nhanh nhất

Đối với tất cả các ngôi nhà có hình dáng không vuông vức, để xác định tâm nhà chính xác 100%, không còn khó khi đã có những phần mềm kĩ thuật hỗ trợ. Dưới đây là các bước xác định tâm nhà của phần mềm Autocad, phần mềm kĩ thuật phổ biến nhất hiện nay.

Bước 1: Vẽ khung bao ngôi nhà bằng lệnh “Pline”

Bước 2: Nhập lệnh “Gerion”, kích vào khung bao ngôi nhà vừa vẽ

Bước 3: Vào “Tools” => “Inquiry” => “Region/Mass Properties” => kích vào khung bao ngôi nhà.

Bước 4: Ở cửa sổ commend, hiện dòng “Massprop Write anlysis to a file? [Yes/No] <N>:” => Chọn “Y” => Hiện bảng “Create Mass and Area Properties File” , chọn “Cancel”.

Bước 5: Nhập lệch “Line”. Xem ở cửa sổ commend có hiện từ “Centroid”, copy tọa độ vào lệnh line => Enter. Như vậy đã hoàn thành việc chọn tâm 1 hình bất kì chính xác và nhanh nhất.

Những lưu ý khác khi tìm tâm nhà

– Tâm nhà chỉ tính không gian sống bên trong, không bao gồm những không gian bên ngoài như: sân vườn, ban công, sân thượng.

– Tâm nhà ở các tầng trên cùng một công trình có thể khác nhau, vì kích thước xây dựng ở các tầng chưa chắc giống nhau. Vậy nên, làm phong thủy tầng nào, phải xác định tâm của riêng tầng đó.

– Đối với những nhà không vuông vức, nếu diện tích sử dụng thoải mái, thì nên bỏ đi phần diện tích thừa, để nhà được vuông. Phần diện tích thừa có thể sử dụng làm sân vườn, gara, kho, sân giặt phơi,…

Điều này không những giúp xác định tâm nhà dễ dàng hơn, mà về mặt phong thủy, lẫn công năng, thẩm mỹ, một ngôi nhà vuông vắn, luôn được đánh giá cao hơn một ngôi nhà khuyết góc.


Nguồn Cafe Land