Theo thông báo của Công ty Đấu giá Hợp danh số 5 – Quốc gia, việc tạm dừng này được thực hiện theo yêu cầu của UBND huyện Đan Phượng để thực hiện rà soát công tác đấu giá theo quy định hiện hành. 

Khách hàng nộp đặt cọc, mua hồ sơ đấu giá sẽ được nhận lại tiền. Cuộc đấu giá sẽ được tổ chức lại, sau khi có quyết định và đề nghị của UBND huyện Đan Phượng.

Theo kế hoạch trước đó, phiên đấu giá dự kiến tổ chức vào sáng 30/9. 26 lô đất tại khu Đồng Sậy – Trẫm Sau, thị trấn Phùng có diện tích 55-99,5m2, giá khởi điểm 14 triệu đồng/m2. Tiền cọc mỗi lô khoảng 154-278 triệu đồng. 

Hình thức đấu giá là nhà đầu tư tham gia phải qua 5 vòng đấu giá bắt buộc, bước giá 10 triệu đồng/m2. Như vậy, mức tối thiểu để họ có thể trúng đấu giá tại khu đất trên là 54 triệu đồng/m2. 

Tuần trước, huyện Đan Phượng cũng thông báo hoãn phiên đấu giá 26 thửa đất tại khu Trũng Vỡ, xã Tân Hội vào ngày 5/10.

Một số phiên đấu giá tại các địa phương ở Hà Nội tạm dừng thời gian qua. Đồ họa: Hồng Khanh

Diện tích các thửa đất đấu giá từ 75-102,2m2, giá khởi điểm hơn 13 triệu đồng/m2. Người tham gia phải đặt trước tiền từ hơn 196-267,9 triệu đồng/thửa, tùy diện tích.

Hình thức đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp nhiều vòng và tối thiểu qua 6 vòng bắt buộc, bước giá là 12 triệu đồng/m2 mỗi bước. 

Như vậy, hai phiên đấu giá được huyện Đan Phượng thông báo tạm dừng đều có hình thức giống như phiên đấu giá đất tại Hoài Đức đã kéo dài trong gần 20 tiếng đồng hồ, từ sáng 19/8 đến rạng sáng 20/8, qua 9 vòng đấu (với 6 vòng bắt buộc) mới kết thúc.

Hồi cuối tháng 7, phiên đấu giá 85 thửa đất tại huyện Đan Phượng thu hút hơn 1.000 hồ sơ tham dự, trong đó một lô đất có mức trúng gần 100 triệu đồng/m2.

Trước đó, huyện Thanh Oai, Hoài Đức và quận Hà Đông cũng thông báo tạm dừng các phiên đấu giá đất trong bối cảnh việc đấu giá đất ở ngoại thành Hà Nội với giá cao đột biến trong thời gian qua.

Đấu giá đất cao rồi bỏ cọc, tạo giá ảo để thao túng: Phổ biến, mang tính tổ chứcTheo Bộ Xây dựng, hiện tượng bỏ giá rất cao một số lô đất rồi bỏ cọc, tạo mặt bằng giá ảo để thao túng thị trường, mua đi, bán lại nhiều lô đất trúng đấu giá nhằm thu lợi bất chính diễn ra khá phổ biến và mang tính tổ chức.
Đất đấu giá Hà Nội cao bất thường rồi thi nhau bỏ cọc, sắp quay đầu hạ nhiệt?Tình trạng 80% nhà đầu tư bỏ cọc đấu giá ở Thanh Oai (Hà Nội) đã được dự báo trước, cho thấy phần lớn người trúng thuộc nhóm đầu tư, đầu cơ, không có nhu cầu sử dụng thực. Người dân cần cân nhắc kỹ, thận trọng với quyết định mua đất.
Cơ quan phân định trách nhiệm vụ sập cầu Phong Châu; bỏ cọc đất đấu giáBất động sản tuần qua nổi bật với các thông tin mới liên quan đến đấu giá đất ở Hà Nội; Bộ Xây dựng chỉ ra cơ quan phân định trách nhiệm vụ sập cầu Phong Châu; Hà Nội đưa tình trạng ngập úng khi mưa lớn vào tiêu chí xác định giá đất…


Nguồn Vietnamnet