Chính phủ vừa ban hành Nghị định 123 về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, có hiệu lực từ ngày 4/10.

Nghị định quy định cụ thể mức phạt đối với từng trường hợp sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép. 

Cụ thể, hành vi chuyển đất trồng lúa sang loại đất khác trong nhóm đất nông nghiệp bị phạt tiền từ 2-30 triệu đồng. Hành vi chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) thuộc địa giới hành chính của xã bị phạt từ 3-150 triệu đồng.

Quy định về mức phạt đối với hành vi sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép. Đồ họa: Hồng Khanh

Hành vi chuyển đất trồng lúa sang đất ở thuộc địa giới hành chính của xã bị phạt từ 20-200 triệu đồng tùy theo diện tích đất vi phạm.

Nghị định nêu rõ hành vi chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp thuộc địa giới hành chính của phường, thị trấn thì hình thức và mức xử phạt bằng 2 lần mức phạt tương ứng với quy định trên. Như vậy, mức phạt cao nhất với hành vi chuyển đất trồng lúa sang đất ở thuộc địa giới hành chính của phường, thị trấn lên đến 400 triệu đồng.

Nghị định quy định hành vi sử dụng các loại đất khác sang đất chăn nuôi tập trung khi thực hiện dự án chăn nuôi tập trung quy mô lớn mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt từ 20-100 triệu đồng tùy thuộc vào diện tích đất vi phạm.

Mở rộng đối tượng mua gom đất trồng lúa, xuất hiện ‘tay to’ đi săn đất sàoLuật Đất đai 2024 quy định, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp được phép nhận chuyển nhượng hoặc nhận tặng cho đất trồng lúa. Thực tế, đã xuất hiện các nhà đầu tư tìm mua đất sào nông nghiệp với kỳ vọng đón đầu nhu cầu gia tăng.
Long An được chuyển đổi hơn 200ha đất trồng lúa làm khu đô thị 17.000 tỷChính phủ chấp thuận cho chuyển 201ha đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp để thực hiện dự án khu đô thị sinh thái ở huyện Bến Lức (Long An).


Nguồn Vietnamnet