Quy định trên được nêu tại quyết định 61 có hiệu lực từ 7/10 quy định về một số nội dung thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Theo đó, các trường hợp không đủ điều kiện tồn tại đối với đất ở là thửa đất sau thu hồi có ít nhất một cạnh tiếp giáp tuyến đường giao thông và có diện tích đất nằm ngoài chỉ giới đường đỏ dưới 15m2, kích thước mặt tiền hoặc chiều sâu so với chỉ giới xây dựng dưới 3m.

Thửa đất sau thu hồi không có lối đi và có diện tích đất nhỏ hơn diện tích tối thiểu được phép tách thửa cũng sẽ không được tồn tại.

Bên cạnh đó, đối với đất khác, thửa đất sau khi thu hồi có diện tích đất nằm ngoài chỉ giới đường đỏ dưới 50m2 không đủ điều kiện tồn tại.

Quyết định cũng quy định cụ thể việc hợp thửa đối với các trường hợp không đủ điều kiện tồn tại.

Căn nhà có chiều sâu chưa đến 1m tại phố Trường Chinh (Đống Đa, Hà Nội). Ảnh: Tiến Anh

Trường hợp 1, đối với người sử dụng đất có giấy tờ hợp pháp, UBND cấp huyện thông báo, hướng dẫn người đang sử dụng đất thực hiện thỏa thuận về chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất để hợp thửa đất theo quy định 

Người sử dụng đất được tạo điều kiện thuận lợi làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất và thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định.

Trường hợp 2, đối với đất chưa được cấp giấy chứng nhận nhưng đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận, UBND cấp huyện tiến hành kiểm tra, xét duyệt, thông báo, hướng dẫn người đang sử dụng đất thỏa thuận và thực hiện thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để hợp thửa đất. 

Đồng thời, UBND cấp huyện tiến hành làm thủ tục công nhận quyền sử dụng đất theo quy định sau khi người sử dụng đất hoàn thành việc hợp thửa đất.

Thời gian thực hiện thỏa thuận hợp thửa đất quy định nêu trên là 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp và 90 ngày đối với đất nông nghiệp, kể từ ngày UBND cấp huyện ban hành Thông báo thu hồi đất.

Trường hợp không thực hiện được việc hợp thửa đất theo quy định nêu trên do xét thấy không đủ điều kiện để cho phép hợp thửa đất hoặc người sử dụng đất không có nhu cầu, không thực hiện được thỏa thuận hợp thửa đất, UBND cấp huyện quyết định thu hồi đất và thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, quản lý diện tích đất này theo quy định của pháp luật.

Trường hợp Nhà nước áp dụng biện pháp thu hồi đất để xử lý các trường hợp đất không đủ điều kiện về mặt bằng xây dựng thì trình tự, thủ tục thu hồi đất và việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư được thực hiện theo quy định của pháp luật đất đai.

Tại Hà Nội, sau mỗi dự án đường giao thông hoàn thành, hai bên đường phố mới lại xuất hiện nhiều ngôi nhà siêu mỏng, siêu méo có hình thù kỳ dị do chỉ còn lại 3-5m2, thậm chí có trường hợp chỉ còn lại bức tường “siêu mỏng” nhưng chủ nhân nhất quyết không hợp thửa với hộ liền kề do vướng mắc về giá.

Dù Hà Nội đã liên tục đưa ra các giải pháp xử lý nhưng nhiều căn nhà siêu mỏng, siêu méo vẫn tồn tại trong nhiều năm qua. 

Chuyên gia bất động sản cho rằng, những căn nhà siêu mỏng, siêu méo tồn tại nhiều năm tại Hà Nội không chỉ làm nhếch nhác bộ mặt đô thị mà với diện tích nhỏ hẹp, kết cấu của những căn nhà này cũng không đảm bảo an toàn, không phù hợp với cảnh quan, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn phòng cháy chữa cháy.

Hà Nội chính thức tăng diện tích tách thửa đất ở tối thiểu lên 50m2Từ 7/10, Hà Nội quy định, tách thửa đất ở, tại các phường, thị trấn, thửa đất phải có chiều dài và chiều rộng từ 4m trở lên, diện tích tối thiểu là 50m2, tăng 20m2 so với quy định hiện hành.
Nhà ‘siêu dị’ 4m2 giữa Hà Nội, trả 1 tỷ/m2 không bán, bên trong gây bất ngờDiện tích vỏn vẹn 4m2, căn nhà 4 tầng ở ngay mặt phố Lê Thanh Nghị (Hai Bà Trưng, Hà Nội) mỏng như ‘siêu mẫu’. Khách tới xem và trả giá 4 tỷ đồng, tức 1 tỷ cho mỗi mét vuông, nhưng chủ nhà vẫn từ chối.
Kỳ lạ nhà 4 mặt tiền, như bùng binh nằm giữa đường Hà NộiCăn nhà “siêu hiếm” rộng chưa đầy 20m2 trên phố Đại La (Hà Nội) có đủ 4 mặt tiền, được chủ nhà sửa sang và cho thuê kinh doanh. Điểm đặc biệt của căn nhà là nó đứng một mình, sừng sững như ‘ốc đảo’ ở đường Đại La.


Nguồn Vietnamnet