KCN xanh – xu hướng phát triển tất yếu

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/7, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào nước ta đạt hơn 18 tỷ USD, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2023. Các nhà đầu tư ngoại đã rót vốn vào 18/21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đứng đầu với tổng vốn đạt hơn 12,6 tỷ USD, chiếm 70,3% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 15,7%. 

Việt Nam đang đứng trước cơ hội tích cực khi đón nhận làn sóng FDI lần thứ tư. Làn sóng FDI lần này tập trung vào lĩnh vực công nghệ cao như: điện tử, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo và năng lượng tái tạo. Sự phát triển của các lĩnh vực này sẽ tác động trực tiếp đến bất động sản công nghiệp nhờ việc gia tăng nhu cầu về nhà xưởng đáp ứng tốt yêu cầu cơ sở hạ tầng, dịch vụ.

Hiện nay nhu cầu hạ tầng, mặt bằng KCN phục vụ sản xuất kinh doanh tiếp tục tăng lên. Tuy nhiên các nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư nước ngoài thường đặt ra yêu cầu đáp ứng về các kho hàng hiện đại, kết nối với các dịch vụ hỗ trợ hoàn thiện thủ tục đầu tư kinh doanh, đào tạo, tuyển dụng nhân lực, kết nối hạ tầng vận tải, logistics… theo hướng liên kết những dịch vụ chung mà các doanh nghiệp có thể cộng sinh, cùng sử dụng, khai thác.

Cảng quốc tế nội khu Nam Đình Vũ

Để các KCN phát triển bền vững và gia tăng sức hấp dẫn, cạnh tranh, việc xây dựng KCN bền vững mang lại nhiều lợi ích đáng kể, không chỉ về mặt kinh tế mà còn về môi trường và xã hội. Cụ thể là giảm tác động môi trường; tiết kiệm năng lượng và nguồn lực; tăng cường đổi mới và sự hợp tác. Nâng cao uy tín và hình ảnh thương hiệu tại thời điểm hiện tại, đồng thời giảm các rủi ro và pháp lý có thể trong tương lai. Tạo ra môi trường làm việc tốt hơn trong KCN cũng như mang đến nhiều lợi ích cho cộng đồng.

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, các KCN cần chú ý đến xu hướng xanh, bền vững để tăng sức hấp dẫn với các nhà đầu tư, vì đây đang là một xu hướng trên toàn cầu. Bởi vậy, ngày càng nhiều nhà đầu tư tập trung vào nền kinh tế tuần hoàn. 

Khu công nghiệp NĐV với hạ tầng xanh   sạch   đồng bộ.jpg
Khu công nghiệp Nam Đình Vũ với hạ tầng xanh – sạch – đồng bộ

Việt Nam đặt mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Do đó, nhu cầu bất động sản công nghiệp xanh không chỉ đến từ việc phát triển bền vững trong ngành sản xuất mà còn từ yêu cầu của Chính phủ. Các nhà đầu tư chắc chắn sẽ hợp tác tìm phương án giải quyết. 

Theo dữ liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến năm 2030, khoảng 40 – 50% các tỉnh thành trong cả nước sẽ lên kế hoạch chuyển đổi các KCN hiện có thành KCN sinh thái, và 8% – 10% các tỉnh thành sẽ có định hướng xây dựng các KCN sinh thái mới.

Đáp ứng yêu cầu của xu hướng đầu tư mới

KCN Nam Đình Vũ   Điểm đến thành công của các nhà đầu tư.JPG
Khu công nghiệp Nam Đình Vũ – điểm đến thành công của các nhà đầu tư

Hải Phòng được đánh giá là “điểm sáng” về thu hút FDI và luôn đứng trong nhóm các tỉnh, thành phố thu hút FDI nhiều nhất cả nước. Trong 6 tháng đầu năm 2024, Hải Phòng đã thu hút vốn đầu tư FDI đạt 1,55 tỷ USD, bằng trên 77% kế hoạch năm 2024. Điểm tích cực trong thu hút FDI của TP. Hải Phòng không chỉ là số vốn đăng ký, mà còn là tỷ lệ của các dự án thuộc lĩnh vực công nghệ cao, chế biến, chế tạo, logistics đầu tư vào các KCN, khu kinh tế (KKT) luôn đạt mức cao – trên 93%. Con số này cho thấy, mục tiêu thu hút FDI của Hải Phòng đi đúng hướng, đó là tập trung thu hút dòng FDI thế hệ mới.

Theo ông Nguyễn Thành Phương, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần tập đoàn đầu tư Sao Đỏ – chủ đầu tư khu công nghiệp (KCN) Nam Đình Vũ, việc phát triển KCN bền vững là xu hướng tất yếu của Việt Nam nói chung và các KCN tại Hải Phòng nói riêng. Không nằm ngoài xu thế đó, KCN Nam Đình Vũ hiện đang là nơi có sức hút đầu tư lớn do vị trí địa lý chiến lược thuận lợi cho logistics. Đây là KCN tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của Hải Phòng.

KCN Nam Đình Vũ hiện là KCN duy nhất tại Hải Phòng có cảng biển quốc tế nội khu – Cảng Nam Đình Vũ, sở hữu 4 phân khu chức năng với cơ sở hạ tầng hiện đại như cầu cảng container, cầu cảng hàng lỏng, cùng hệ sinh thái logistics được đầu tư đồng bộ. KCN Nam Đình Vũ được định hình và vận hành theo nguyên tắc thu hút đa dạng nhiều dự án, tạo thành chuỗi liên hoàn, tuần hoàn trong quá trình hoạt động cung cấp các sản phẩm dịch vụ hạ tầng KCN gồm cả hỗ trợ về tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Đặc biệt, KCN Nam Đình Vũ được định hướng theo hướng phát triển bền vững trở thành KCN xanh. Chính vì vậy, Nam Đình Vũ cũng đang đẩy mạnh triển khai các dự án về điện mặt trời áp mái. Lắp đặt những tấm pin năng lượng mặt trời để chuyển hóa quang năng thành điện năng, từ đó hỗ trợ giảm bớt lượng khí thải carbon và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

AVATA  Sự kiện Thứ bảy xanh'' hưởng ứng ngày môi trường  tại KCN Nam Đình Vũ.jpg
Sự kiện “Thứ bảy xanh” hưởng ứng ngày môi trường tại KCN Nam Đình Vũ

Không chỉ như vậy, chủ đầu tư của KCN Nam Đình Vũ còn định hình và vận hành KCN theo một nguyên tắc là thu hút các dự án để tạo thành chuỗi liên hoàn trong cung cấp sản phẩm dịch vụ. Nhờ vậy, các doanh nghiệp, nhà đầu tư sẽ tiết giảm chi phí sản xuất, thời gian, chi phí vận chuyển. Đây cũng chính là yếu tố để Sao Đỏ phát triển KCN theo hướng bền vững, sinh thái.

Bích Đào


Nguồn Vietnamnet